Kinh hoàng tài xế lái ô tô ngược chiều 'như tự sát', ép xe container nhường đường
Cựu người mẫu Melania Trump (54 tuổi) diện chiếc áo khoác xanh đậm do Adam Lippes thiết kế tại lễ nhậm chức Tổng thống của chồng - ông Donald Trump hôm 20.1, kết hợp với chiếc mũ rộng vành cùng tông giúp che mắt bà khỏi tầm nhìn của công chúng."Ánh nhìn của bà nói lên rằng: 'Tôi hoàn hảo và kiểm soát được mọi thứ'. Nó cho thấy rằng lần này bà ấy sẽ làm mọi việc theo cách của mình, không ngoảnh lại nữa", một nguồn tin cho biết.Melania Trump bước vào Điện Capitol hôm 20.1, tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của chồng. Bà chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sống tại Nhà Trắng."Tôi cảm thấy rằng mọi người có lẽ không chấp nhận mình. Và tôi không nhận được nhiều sự ủng hộ. Có thể một số người, họ coi tôi chỉ là vợ của tổng thống, nhưng tôi tự đứng trên đôi chân của mình, hoàn toàn độc lập. Tôi có suy nghĩ riêng, có tiếng nói riêng. Không phải lúc nào tôi cũng đồng ý với những gì chồng nói hoặc làm", Melania nói về nhiệm kỳ đầu tiên. Bà chia thời gian của mình giữa Washington DC, Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, và Trump Tower ở New York, nơi con trai Barron đang theo học năm nhất tại Đại học New York."Melania Trump đã nắm quyền điều hành theo cách bà trở thành đệ nhất phu nhân. Bà sẽ điều hành một con tàu chặt chẽ", một nguồn tin từ gia đình ông Trump cho báo giới biết.Bà nói rõ sẽ tự sắp xếp lịch trình của mình và mọi thứ mà nhóm của Tổng thống muốn bà làm đều phải được bà chấp thuận trước."Đó là lịch trình của bà ấy chứ không phải của ai khác. Bà ấy đã từng làm công việc này và biết rõ điều gì bà ấy muốn làm và điều gì không muốn làm", nguồn tin từ gia đình ông Trump cho biết thêm. Đệ nhất phu nhân đã thuê một nhóm nhân viên nhỏ để điều hành văn phòng của mình tại Nhà Trắng, do trợ lý lâu năm Hayley Harrison giám sát, người mà bà ca ngợi là có "khả năng lãnh đạo phi thường".Sự kín đáo rất quan trọng đối với Melania Trump sau khi cựu chánh văn phòng của bà, Stephanie Winston Wolkoff, viết cuốn sách có tựa đề Melania and Me vào năm 2020, trong đó tuyên bố rằng gia đình ông Trump có một "cuộc hôn nhân giao dịch" và rằng đệ nhất phu nhân không hòa hợp với con gái lớn Ivanka của ông Trump với vợ trước - Ivana Trump.Lần trước, Melania không chuyển đến Nhà Trắng cho đến 5 tháng sau nhiệm kỳ của chồng vì Barron khi đó mới 10 tuổi và bà muốn cậu bé hoàn thành tiểu học ở Florida. Nhưng giờ cậu bé đã 18 tuổi và đang học tại Đại học New York, Melania tuyên bố rằng bà sẽ ở Washington DC ngay từ ngày đầu tiên chồng nhậm chức.Trong vai trò đệ nhất phu nhân, bà sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và hoàng gia Anh. Nhà sử học MacDonell, tác giả của cuốn Empresses of Seventh Avenue vừa ra mắt, đã mô tả "hình ảnh được kiểm soát" của Melania là khá chặt chẽ.MacDonell cho biết: "Bà ấy mặc nhiều trang phục của các nhà thiết kế châu Âu hơn so với các đệ nhất phu nhân trước", đồng thời nói thêm rằng Melania sẽ "cố gắng hết sức" để không tuân theo các quy ước trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Trump.Mặc dù là một cựu người mẫu, Melania dường như không quan tâm đến việc bà không được xuất hiện trên trang bìa tạp chí Vogue như những đệ nhất phu nhân khác - ngoại trừ việc khoe ảnh trước khi kết hôn với ông Trump."Trang phục của bà Trump được tạo ra bởi một số nghệ nhân giỏi nhất nước Mỹ và tôi rất tự hào khi được giới thiệu tác phẩm như vậy đến thế giới", nhà thiết kế Adam Lippes nhận định.Melania Trump đang tham gia một bộ phim tài liệu với Công ty Công nghệ Amazon, nhận cát xê khủng - lên đến 40 triệu USD. Page Six đưa tin hãng Disney cũng tham gia và đã trả giá 14 triệu USD nhưng bị gã khổng lồ công nghệ đánh bại. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sanchez là những vị khách nổi bật tại lễ nhậm chức của ông Donald Trump. Bộ phim về cuộc đời Melania, bao gồm cuộc sống tại Nhà Trắng, cũng đã quay các cảnh tại Mar-a-Lago và Trump Tower. Phim còn có sự góp mặt của ông Donald Trump và Barron. Bộ phim tài liệu do Brett Ratner đạo diễn, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Một nguồn tin thân cận cho biết dự án đưa người xem vào hậu trường của Nhà Trắng.Sinh tố màu xanh, thức uống “chân ái” để dáng đẹp, eo thon của những ngôi sao
Bán kết Hoa hậu Biển Việt Nam diễn ra tại tiền sảnh Nhà hát và Triển lãm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận với màn tranh tài của 30 thí sinh. Họ trải qua các vòng thi như trình diễn áo dài, trình diễn áo tắm, trang phục dạ hội... để tìm ra những ứng viên bước tiếp vào vòng chung kết. Mở màn đêm bán kết, dàn thí sinh Hoa hậu Biển Việt Nam khoe hình thể nóng bỏng trên sân khấu. Ngoài ra, các ứng viên còn có dịp giới thiệu tên, quê quán trước khán giả. Một số người đẹp có kỹ năng trình diễn tốt, song cũng có một số thí sinh còn vụng về khi sải bước trên sân khấu. Sau màn trình diễn bikini, các thí sinh Hoa hậu Biển Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Thông qua những thiết kế nhiều màu sắc với họa tiết hoa lá, chim muông... dàn người đẹp có dịp truyền tải tình yêu dành cho giá trị văn hóa đến với khán giả.Các thí sinh khép lại bán kết Hoa hậu Biển Việt Nam bằng phần thi trình diễn trang phục dạ hội. Đây là dịp để ban giám khảo quan sát, từ đó đưa ra những lựa chọn ra 25 người đẹp xuất sắc nhất bước vào đêm tranh tài cuối cùng.
Tottenham có tân binh từ Villarreal để giảm gánh nặng cho Harry Kane
Sau hôm khai mạc triển lãm vốn chỉ là "món khai vị", Sparkles còn có 2 buổi trò chuyện nghệ thuật về nhiếp ảnh đen trắng, đều có khách mời chuyên môn như:
Khi HLV Philippe Troussier còn nắm quyền, tấm băng đội trưởng trở thành... bí ẩn lớn nhất của U.22 Việt Nam. Ở SEA Games 33, nhà cầm quân người Pháp chọn ra một nhóm đội trưởng gồm 4 cái tên, rồi xoay vòng chiếc băng thủ quân cho các cầu thủ này, tùy theo từng trận đấu mà chọn người phù hợp.Ông Troussier giải thích cho quyết định lạ lùng bằng lý do "cần thêm thời gian đánh giá chính xác các cầu thủ, đặc biệt là về mặt thủ lĩnh, năng lực chỉ huy". Tại đội tuyển Việt Nam, ông Troussier cũng xoay tua băng thủ quân, với 6 cầu thủ đeo băng đội trưởng chỉ sau 11 trận đầu HLV người Pháp nắm quyền. Tuy nhiên, khi HLV Kim Sang-sik nắm quyền, phương pháp xoay tua thủ quân đã bị loại bỏ. Ở đội tuyển Việt Nam, ông Kim chỉ định Đỗ Duy Mạnh là đội trưởng, còn Nguyễn Quang Hải và Nguyễn Tiến Linh sắm vai đội phó. Một ban cán sự cố định là lựa chọn của phần đông HLV, nhằm giúp các đội duy trì sự ổn định. Bởi đội trưởng không chỉ úy lạo, thúc đẩy tinh thần đồng đội, mà còn là "cánh tay nối dài" giúp HLV truyền đạt ý tưởng.Gần như chắc chắn, HLV Kim Sang-sik sẽ hướng tới tìm thủ quân cố định cho U.22 Việt Nam. Nhưng, đây chẳng phải chuyện đơn giản.Trong các nhân tố U.22 tiềm năng mà ông Kim có thể gọi ở đợt tập trung tháng 3, hiếm ai nổi trội ở tư chất thủ lĩnh. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đình Bắc có chỗ đứng ở đội bóng chủ quản, nhưng chưa từng đeo băng đội trưởng. Trần Trung Kiên, Phạm Lý Đức cũng là "lính mới" ở HAGL, hay Đinh Xuân Tiến ở SLNA cũng không phải thủ quân lý tưởng. Phần còn lại đang đá ở giải hạng nhất. Đồng thời, ở cấp độ U.22, không dễ tìm ra cầu thủ thực sự nổi trội, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng đến đồng đội. Ở SEA Games 30 (năm 2019), Nguyễn Quang Hải đeo băng đội trưởng, khi anh đã giành Quả bóng vàng Việt Nam, cùng vị trí vững chãi ở đội tuyển Việt Nam. Khi Quang Hải chấn thương, thủ quân là Đỗ Hùng Dũng, một nhân tố dự giải với suất quá tuổi. Đến SEA Games 31, thủ quân lại là Hùng Dũng. Tức là, ngay cả khi có lứa cầu thủ tài năng và thiện chiến, ông Park vẫn phải nhờ cậy những nhân tố kinh nghiệm và xuất chúng dìu dắt đồng đội.Tìm đâu ra những Quang Hải hay Hùng Dũng mới ở U.22 Việt Nam bây giờ?Một cầu thủ kỳ cựu từng chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Người đeo băng thủ quân phải thể hiện sự trưởng thành, nhưng cũng phải "máu chiến". Không quyết liệt và máu chiến thì không làm đội trưởng được".Dù vậy, sự máu lửa phải đi cùng sự tỉnh táo và điềm tĩnh, biết khích lệ đồng đội, nhưng cũng biết hãm phanh những cái đầu nóng đúng lúc. Tại AFF Cup 2024, Duy Mạnh từng can ngăn khi đồng đội lao vào tranh cãi với trọng tài. Chính HLV Kim Sang-sik cũng nhờ Duy Mạnh ngăn Nguyễn Thành Chung, khi trung vệ sinh năm 1997 muốn đôi co với trọng tài. Ở đội U.22 Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đang có một nhân tố tiềm năng cho vai trò đội trưởng. Đó là Khuất Văn Khang. Văn Khang từng đeo băng thủ quân U.19 Việt Nam năm 2022. Tiền vệ sinh năm 2003 có nhãn quan chiến thuật, kinh nghiệm và mức độ máu lửa để sắm vai trò thủ lĩnh. Chất lăn xả của Văn Khang góp phần quan trọng, giúp anh dù đứng ở tập thể nào cũng khẳng định được cá tính. Kinh nghiệm dạn dày ở sân chơi quốc tế với 3 năm khoác áo đội tuyển Việt Nam cũng giúp Văn Khang có bản lĩnh, sự từng trải hơn nhiều so với tuổi. Song, điểm trừ của Văn Khang là anh đang đá hậu vệ trái ở cả đội tuyển quốc gia lẫn U.22 Việt Nam. Mà khi tìm kiếm đội trưởng, các HLV thường ưu tiên các cầu thủ đá trung tâm như trung vệ, tiền vệ giữa. Bởi đây là các vị trí có mức độ bao quát và tạo ra sức ảnh hưởng trong lối chơi lớn hơn so với các cầu thủ đá cánh.Bài toán thủ lĩnh sẽ được ông Kim nghiên cứu tìm lời giải. Trước hết, đợt tập trung tháng 3 sẽ cung cấp cho nhà cầm quân người Hàn Quốc cái nhìn tổng thể về tư chất, mức độ chuẩn mực trong sinh hoạt và tập luyện để nhìn ra ai là người đáng tin tưởng.
Bún thang - tinh hoa ẩm thực của Hà Nội
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.